Bên cạnh chip A5, bề mặt cảm ứng có đèn LED, hỗ trợ thiết lập âm thanh nổi, hỗ trợ Ultra Wideband và giá bán chỉ 149 USD, chiếc loa thông minh HomePod Mini mới của Apple còn sở hữu những công nghệ mới mà ít được nhắc tới. Một trong số đó chính là giao thức kết nối nhà thông minh mới có tên là Thread. Giao thức này có thể trở nên rất quan trọng trong vài năm tới đây, hứa hẹn thay đổi tương lai của Smart Home.
Thread đã xuất hiện từ năm 2014, với các công ty công nghệ như Qualcomm, ARM, Nest và Samsung tham gia phát triển. Tuy nhiên Apple đã không tham gia vào nhóm này, cho đến tận năm 2018. Giờ đây HomePod Mini là sản phẩm đầu tiên của Apple hỗ trợ giao thức Thread. Nhờ đó mà giao thức mới này sẽ trở nên phổ biến hơn rất nhiều.
Giao thức Thread là một cách để các thiết bị thông minh trong ngôi nhà của bạn có thể kết nối và tương tác với nhau, mà không đòi hỏi quá nhiều về mạng cục bộ hay tiêu tốn quá nhiều điện năng. Giao thức này hỗ trợ một cách kết nối rất cơ bản, dễ dàng và khả năng truy cập đám mây.
Mục đích rõ ràng là cung cấp cách thức để các thiết bị thông minh nói chuyện với nhau, mà không có bất kỳ cản trở nào. Không cần tới sự đồng bộ, hỗ trợ hay tương thích, bất kỳ thiết bị nào của nhà sản xuất nào chỉ cần có giao thức Thread là có thể kết nối.
Các nhà phát triển giao thức Thread đang muốn nó trở nên an toàn hơn, bảo mật hơn và mở rộng hơn. Có khả năng hỗ trợ hàng trăm thiết bị khác nhau cùng lúc nếu cần thiết, điều mà nằm ngoài khả năng của những chiếc router hiện nay.
Thread không chỉ dành cho những ngôi nhà thông minh, mà hứa hẹn sẽ được áp dụng trong cả những doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên hiện tại mức độ phổ biến của các thiết bị hỗ trợ Thread lại rất thấp.
Hiện nay, ngoài HomePod Mini, các thiết bị thông minh hỗ trợ Thread mà bạn có thể mua chỉ bao gồm các sản phẩm Google Nest. Do đó việc kết hợp các thiết bị thông minh trong smarthome hoạt động dưới mạng lưới Thread vẫn là chưa khả thi. Đó là chưa kể đến việc bạn sẽ cần có một chiếc router cũng hỗ trợ giao thức Thread, mặc dù tiêu chuẩn đã có nhưng các nhà sản xuất vẫn khá chậm chạp trong việc áp dụng.
Tuy nhiên với việc Apple tham gia vào cuộc chơi này, sẽ khiến cho các nhà sản xuất khác cảm thấy hứng thú và ra mắt nhiều thiết bị hỗ trợ giao thức mới này hơn. Từ đó dễ dàng giúp người dùng xây dựng một hệ sinh thái smarthome dựa trên giao thức Thread. Một giao thức kết nối mới hứa hẹn đưa các thiết bị nhà thông minh trở nên phổ biến rộng rãi hơn và dễ dàng sử dụng hơn rất nhiều.
Bài viết liên quan:
- Đã có điểm hiệu năng iPhone 12: Thấp hơn iPad Air 4, điểm đồ họa thua iPhone 11 Pro
- iPhone 12 Pro đã có điểm hiệu năng, mạnh hơn 20% so với iPhone 11 Pro
- Vốn hóa Apple bốc hơi 81 tỷ USD sau khi ra mắt iPhone 12
- Gần 50% số người dùng iPhone lầm tưởng rằng máy của mình có hỗ trợ 5G
- Chip A14 Bionic lộ điểm benchmark với hiệu năng khủng, mạnh hơn cả A13 trên iPhone 11 và A12Z trên iPad Pro
- Doanh số chỉ đứng thứ 3, nhưng Apple vẫn kiếm được nhiều tiền bằng cả Samsung và Huawei cộng lại
Nguồn: GIZModo, GenK
Bình luận về bài viết