Khoa học - Đời sống

Phát hiện loại chất liệu mới có khả năng tự phục hồi từ những vết nứt, tương lai sẽ có smartphone màn hình không vỡ

Nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Tokyo tin rằng họ đã phát hiện một loại polymer cứng giống như thủy tinh được gọi là "polyetherthiourea" có thể tự nối liền lại với nhau ngay cả khi bị cắt ra làm đôi mà không cần dùng bất cứ tác nhân hay hóa chất nào khác chỉ với nén bằng tay ở mức áp suất nhẹ, thông tin này được xuất bản trên tạp chí Science.

Hầu hết vật liệu thường có khả năng tự phục hồi sau khi rơi vỡ buộc phải cần nhiệt độ cao, từ 120 độ C trở lên. Tuy nhiên, phương pháp của họ chỉ yêu cầu nén nhẹ bằng tay và làm nóng ở nhiệt độ 21 độ C (69,8 Fahrenheit) để làm liền vết nứt. Phương pháp này tình cờ được phát hiện bởi sinh viên Yu Yanagisawa, khi anh đang nghiên cứu một loại keo mới.

Yu thấy rằng sau khi cắt các mép của polymer, mẫu vật liệu đã tự hàn gắn lại với nhau trở lại hình thái ban đầu với đầy đủ các đặc tính như chưa hề bị cắt ra vì giữa chúng đã tự tạo ra chuỗi liên kết cứng bền vững hơn sau khi dùng tay nén và làm nóng nhẹ

Toàn bộ quá trình thực hiện thí nghiệm được thực hiện tại nhiệt độ phòng và nếu nhiệt độ được đẩy cao hơn, quá trình hàn gắn sẽ càng nhanh hơn. Đây quả là một phát hiện thú vị cực kỳ có ích trong việc chế tạo màn hình OLED có khả năng tự phục hồi khi rơi vỡ sau này.

 

Bình luận về bài viết

Đang được xem nhiều