Điện thoại , Android

OnePlus 9 và OnePlus 9 Pro biến thành cục gạch sau khi cập nhật lên Android 12 beta

Theo công bố trong sự kiện Google I/O 2021, phiên bản Android 12 beta đã được phát hành trực tiếp cho một số smartphone vào ngày thứ 3 vừa qua. Bên cạnh smartphone Pixel của Google, một số nhà sản xuất khác cũng đã đăng ký để có thể nhận được bản cập nhật Android 12 beta sớm. Trong đó có OnePlus.

Và mặc dù người dùng đã được cảnh báo trước rằng không nên tải xuống phiên bản Android 12 beta, trừ khi họ là các nhà phát triển. Một số người dùng vẫn không thể kìm nén sự háo hức để có thể trải nghiệm sớm hệ điều hành Android 12 với nhiều thay đổi này.

OnePlus 9 và OnePlus
9 Pro biến thành cục gạch sau khi cập nhật lên Android 12
beta

Theo báo cáo mới nhất, một số người dùng OnePlus 9 và OnePlus 9 Pro phản hồi rằng họ đã gặp phải lỗi nghiêm trọng khi cài đặt phiên bản Android 12 beta. Thậm chí một số smartphone đã bị biến thành cục gạch.

GSMArena cho biết: ngay sau khi OnePlus phát hành bản cập nhật Android 12 beta, người dùng OnePlus 9 và OnePlus 9 Pro đã gặp phải lỗi màn hình đen khi khởi động và bị kẹt trong bootloop khi cố gắng khởi động lại thiết bị.

Ngay sau khi có những phản hồi này, OnePlus đã phải xóa bản cập nhật Android 12 beta để bảo vệ những người dùng khác, ít nhất là cho đến khi hệ điều hành này ổn định hơn. Cũng có một số báo cáo từ Trung Quốc, những người dùng Xiaomi Mi 11 cũng gặp phải lỗi tương tự.

Theo một số nhà phát triển, lỗi bootloop trên OnePlus 9 và OnePlus 9 Pro sau khi cài đặt Android 12 beta có thể khắc phục được bằng công cụ EDL (Emergency Download) Mode của Qualcomm. Trên trang chủ của OnePlus cũng đã đăng tải hướng dẫn để người dùng khôi phục lại cài đặt gốc sau khi gặp phải lỗi này.


Xem thêm:

Nguồn: PhoneArena, GenK

Bình luận về bài viết

Đang được xem nhiều

Windows

Windows 10 và 11 không phải là hệ điều hành nhỏ gọn nhất, nó yêu cầu bạn phải có ít nhất 20 GB dung lượng ổ đĩa trống, điều này khiến các phiên bản Windows hiện đại khó chạy hơn trên các thiết bị có cấu hình kém hơn. Đó là lý do các phiên bản mod lại mang tên tiny10 và tiny11 ra mắt nhằm loại bỏ những tính năng không cần thiết trên Windows 10 và 11.