Khoa học - Đời sống

Dù ai có nói gì, bạn cũng không nên xin lỗi vì 10 điều sau nhé

Biết xin lỗi là điều tốt. Thậm chí, có những phương pháp thiền định còn khuyến khích con người ta nói "cảm ơn" và "xin lỗi" mỗi ngày. Nhưng, không phải chuyện gì chúng ta cũng phải xin lỗi, cho dù có người bắt chúng ta làm điều đó. Ví dụ, như khi chúng ta thể hiện quan điểm cá nhân, bênh vực một ai đó, ăn nhiều, tự hào về bản thân, yêu người khác....

Có không ít người có thói quen xin lỗi khi gặp bất cứ sự cố nhỏ nhặt nào hoặc bất cứ khi nào ai đó yêu cầu họ làm thế. Mới đầu, ý định của họ có thể là để không phải tranh cãi với mọi người. Nhưng, đến một lúc nào đó, việc xin lỗi quá nhiều khiến bản thân họ cảm thấy mình thấp kém hơn người khác. Đó quả là một điều tối kị trong cuộc sống. Tại sao bạn lại tự hạ thấp mình, đối xử với bản thân "tàn nhẫn" như thế?! Hãy chấm dứt điều đó ngay. Ít nhất, khi bạn làm 10 việc dưới đây, bạn không nên và đừng bao giờ xin lỗi cho dù có người nhất quyết bắt ép chúng ta làm thế.

1. Yêu một ai đó

Yêu một ai đó là đặc quyền của mỗi người. Tình yêu là chuyện riêng của con tim, mà con tim là thứ không biết lý lẽ nhất trên đời. Thế nên, chúng ta không nên cảm thấy có lỗi khi yêu một ai đó, kể cả khi người đó đã có gia đình hay người yêu của đứa bạn thân. Ngay cả khi chúng ta thổ lộ điều đó với đối tượng cũng chẳng sao cả. Chúng ta chỉ phạm vào lỗi lầm và phải nói xin lỗi khi cố tình giành giật bằng được người ta yêu, bất chấp thủ đoạn.

 

[Cuộc sống] Dù ai
có nói
gì, bạn cũng không nên xin lỗi vì 10 điều sau


2.Thể hiện cá tính của bản thân

Bạn là một thực thể duy nhất trên thế giới, nên bạn không có nghĩa vụ phải giống bất cứ ai. Bạn không nhất định phải giống với ông anh hay bà chị tài giỏi đang làm kỹ sư, bác sỹ ở chỗ nào đó. Bạn cũng không nhất định phải nghe nhạc Sơn Tùng giống 3 đứa còn lại trong nhóm. Bạn không nên cảm thấy có lỗi và hổ thẹn với gia đình hay bạn bè bởi bạn là les hay gay. Les hay gay thì cũng là xu hướng tính dục, chỉ có điều nó không phổ biến bằng những loại khác. Quan trọng nhất, bạn là con người như thế nào, có biết thương cha mẹ quan tâm tới gia đình hay không, có biết lao động kiếm nhiều tiền chân chính, có biết biết đối xử chân tình với bạn bè.

3. Thể hiện quan niệm của bản thân

Ở Việt Nam chúng ta, nhất là bố mẹ thuộc thế hệ 6x, thì cứ giống đám đông mới tốt. Thế nên, họ khuyến khích con cái rập khuôn theo mọi người, hạn chế phát biểu quan điểm, nếu chọn nghề thì nên đi theo các ngành truyền thống như giáo viên, bác sỹ, y tá, công nhân, kỹ sư...cho an toàn. Các bố mẹ thế hệ 7x hay 8x sau này có thoáng hơn, song tư tưởng áp đặt vẫn còn nặng. Nhưng, chúng ta không nên vì thế mà triệt tiêu tất cả ý kiến chủ quan của bản thân. Khi cần tranh luận, nên tranh luận; nhất là ở những vấn đề liên quan đến sống còn như tình yêu, công việc, bạn bè...Đừng im lặng chấp nhận để sau này hối hận.

Kể cả khi ý kiến của mình không giống số đông, thì bạn cũng không nên sợ hãi hay cảm thấy có lỗi; hãy mạnh dạng thể hiện nó với mọi người. Bởi, không thành công cũng thành nhân!

Bình luận về bài viết

Đang được xem nhiều