Một chủ đề nóng của thế giới công nghệ những ngày cuối tuần vừa rồi là mã độc trên nền tảng HĐH Android mang tên Chameleon. Mã độc nhắm mục tiêu vào những ứng dụng ngân hàng này đã được phát hiện lần đầu tiên vào đầu năm 2023.
Chuyên trang bảo mật Bleepingcomputer đưa tin, các chuyên gia bảo mật tại Malwarebytes Labs vừa phát hiện ra một loạt ứng dụng độc hại trên kho ứng dụng CH Play, những ứng dụng độc hại này ẩn chứa một loại mã độc chạy quảng cáo ngầm và dẫn dụ người dùng truy cập vào những trang web lừa đảo. Đáng chú ý, so với nhiều mã độc quảng cáo trước đây, loại trojan này có phương pháp tấn công tinh vi hơn nhiều.
Mới đây, Công ty bảo mật Trend Micro đã vừa phát hiện ra một loạt các ứng dụng tiện ích và tối ưu hệ thống trên Android có thể tự nạp vào thiết bị đến hơn 3000 biến thể malware khác nhau. Những ứng dụng này hiện đã có 470 ngàn lượt tải và Google đã gỡ toàn bộ các ứng dụng này. Dù vậy, vẫn có rất nhiều thiết bị đã cài đặt.
Vừa qua, Cybernews đã đưa ra danh sách các ứng dụng trên Android và iOS có chứa malware (phần mềm độc hại, virus) hay quảng cáo độc hại. Tổng cộng có 30 ứng dụng trên Android và iOS, trong đó có B612 vốn được khá nhiều người sử dụng, được báo cáo là gửi dữ liệu của người dùng đến các máy chủ ở Trung Quốc sau đó đem bán, kèm theo đó là các ứng dụng độc hại. Ngay cả mình cũng đã từng dùng, hãy cùng xem có những ứng dụng nào nhé!
Google Play Store Là kho lưu trữ chính thức các app Android phục vụ hàng triệu lượt tải mỗi ngày, Google đã và đang áp dụng một loạt các hàng rào bảo mật để từ chối các app độc hại. Tuy nhiên những kẻ lừa đảo cũng luôn luôn cải tiến phương thức kỹ thuật mới để đánh lừa Google chấp nhận thông qua app. Và bằng chứng là thời gian gần đây đã có rất nhiều thông tin về các app độc hại bị phát hiện trên Google Play Store chèn quảng cáo độc hại, thu thập dữ liệu người dùng trái phép,.. được rất nhiều người dùng tải về sử dụng trước khi bị phát hiện.
Cách đây không lâu, phần mềm phát hiện virus của Microsoft là Windows Defender được đánh giá là một trong những phần mềm diệt virus tốt nhất hiện nay. Tuy nhiên, mới đây, một mã độc vô cùng phức tạp đã xuất hiện và đang có tốc độ phát tán chóng mắt. Điểm đặc biệt đó chính là phần mềm Windows Defender rất khó có thể phát hiện và ngăn chặn nó.
Nếu bạn đang dùng máy tính hay laptop ASUS thì hãy tải ngay công cụ chẩn đoán mà công ty vừa phát hành để kiểm tra thiết bị có dính mã độc hay không. Hãng bảo mật Kaspersky ước tính mã độc có thể đã bị phát tán đến khoảng nửa triệu máy tính ASUS và khoảng vài trăm ngàn máy tính đã thật sự cài đặt mã độc này. Symantec cũng đồng tình với Kaspersky khi cho biết phát hiện ít nhất vài nghìn máy bị ảnh hưởng.
Các nhà nghiên cứu bảo mật mới đây vừa phát hiện một chiến dịch mã độc chiếm quyền điều khiển của hơn 100 ngàn router ở các gia đình và thay đổi thiết lập DNS để hack người dùng bằng những trang web độc hại. Thông tin này được công ty an ninh mạng NetLab của Qihoo 360 chia sẻ. Chiến dịch được gọi là GhostDNS và có nhiều nét tương đồng với mã độc DNSChanger nổi tiếng.
Với tên mã WinstarNssmMiner, malware này được cho là sẽ tận dụng toàn bộ tài nguyên hệ thống để đào tiền mã hóa Monero, đồng thời nó còn được trang bị nhiều kỹ thuật bảo vệ để qua mặt các giải pháp antivirus và đảm bảo người dùng không thể đóng các tiến trình (process) của nó được.
Các nhà nghiên cứu bảo mật vừa phát hiện ra một chiến dịch phát tán malware trên diện rộng đang ảnh hưởng đến gần 5 triệu smartphone của những thương hiệu lớn trên toàn thế giới. Malware này có tên là RottenSys, giả danh dưới một ứng dụng “System WiFi service" cài sẵn trong hàng triệu smartphone của Honor, Huawei, Xiaomi, OPPO, Vivo, Samsung và GIONEE.