Thủ thuật Android , Android

Tổng hợp danh sách các thiết bị có thể ROOT kèm hướng dẫn từ diễn đàn XDA-Developers

Nhằm hỗ trợ người dùng thực hiện ROOT điện thoại Android thuận tiện hơn và không phải mất nhiều thời gian tìm kiếm trên internet, diễn đàn XDA-Developers đã tổng hợp danh sách những thiết bị đã có thể bẻ khóa kèm theo bài viết hướng dẫn chi tiết. Mời anh em cùng tham khảo và sử dụng nếu đang có nhu cầu ROOT máy nhé.


Lưu ý trước khi sử dụng

Root cho phép người dùng truy xuất, quản trị vào nhân hệ thống mà thông thường họ không thể tiếp cận được. Chúng ta có thể hiểu như thế này, bình thường bạn dùng Android với quyền user, sau khi root thì bạn dùng nó với quyền administrator. Nói tóm lại, root là thay đổi quyền của bạn, sau khi root bạn chiếm được quyền kiểm soát cao nhất đối với hệ điều hành.


Nên hiểu thế nào về root ?

Thuật ngữ root được bắt nguồn từ nhân điều hành Linux, nhân điều hành “thủy tổ” của Android. Root cho phép người dùng truy xuất, quản trị vào nhân hệ thống mà thông thường họ không thể tiếp cận được. Chúng ta có thể hiểu như thế này, bình thường bạn dùng Android với quyền user, sau khi root thì bạn dùng nó với quyền administrator. Nói tóm lại, root là thay đổi quyền của bạn, sau khi root bạn chiếm được quyền kiểm soát cao nhất đối với hệ điều hành.

Root là tuỳ chỉnh về phần mềm, không can thiệp phần cứng vì thế nó không nguy hại đến phần cứng. Thao tác để root máy khá đơn giản, tuy nhiên nó cũng có một chút mạo hiểm, vì thế dù % hỏng máy không cao nhưng bạn vẫn rất có thể làm hỏng chiếc máy của mình nếu không thực hiện đúng hướng dẫn (hỏng ở đây là hỏng về phần mềm và máy khởi động không lên).

Root máy đơn thuần không làm máy hao pin hơn, không làm máy chạy chậm hơn ... Và bản thân nó cũng không làm máy bạn tốt hơn. Sau khi root thì bạn mới tiến hành các thao tác tuỳ chỉnh để máy được tốt hơn theo ý mình.

Nếu bạn muốn thực sự làm chủ thiết bị như cài đặt một bản ROM đã được tùy biến (custom ROM), điều chỉnh xung nhịp và điện thế cho CPU (Overclocking - chỉnh xung nhịp và Undervoltage - chỉnh điện thế) nhằm tăng tốc độ xử lý hoặc tiết kiệm pin, bổ sung các tính năng mà mặc định trong máy không hỗ trợ (ví dụ cài thêm Beats Audio, xLoud...) hoặc gỡ bỏ hoàn toàn những ứng dụng được nhà sản xuất cài đặt sẵn trên smartphone mà bạn chẳng bao giờ dùng tới (bloatware) để tiết kiệm bộ nhớ và cải thiện tốc độ, khi đó bạn sẽ cần phải root máy.


Đừng hiểu sai root và ROM Cook

Root máy và sử dụng ROM Cook là 2 việc hoàn toàn khác nhau. Sau khi root Stock ROM của máy thì bạn đã có thể vọc phá rồi, ROM Cook thường được tích hợp các tuỳ chỉnh sẵn. Có một vấn đề đó là ROM Cook thì thường không ổn định để sử dụng lâu dài, và nó cũng thường xuyên ra các bản cập nhật vì thế nếu xác định dùng ROM Cook thì bạn cũng phải bỏ ra nhiều thời gian để mò mẫm với nó hơn

Tổng hợp danh sách
các thiết bị có thể ROOT kèm hướng dẫn từ diễn đàn
XDA-Developers


Sau khi ROOT bạn có thể làm những gì?

  • Những phần mềm mà hãng cài sẵn trong máy (bloatware) là thứ mà hầu hết người dùng muốn loại bỏ nó đi đi nhất. Đấy là lý do mà rất nhiều bạn root chiếc Android của mình, tuy nhiên nó cũng chỉ là 1 lý do mà thôi.
  • Android không đủ "mở" để bạn có thể chạy các ứng dụng mà bạn muốn. Ví dụ, ứng dụng này có thể "chọc" quá sâu vào các file hệ thống, hoặc bị nhà sản xuất/nhà mạng chặn không cho cài đặt. Thật may mắn, khi đã root máy, bạn có thể cài tất cả các ứng dụng bị chặn, mở khóa các tính năng mới (chưa chính thức) của Android, chạy các ứng dụng vốn bị từ chối do "không tương thích" và thậm chí là thêm các tính năng vốn chỉ có từ các nhà sản xuất khác (như Beats của HTC hoặc các tính năng Active Notification của Moto X).
  • Bạn không nhất thiết phải root máy để có thể tăng tốc CPU hoặc thời lượng pin. Song, nếu bạn lựa chọn cách root máy, việc tăng tốc/tăng thời lượng pin sẽ trở nên hiệu quả hơn rất nhiều. Ví dụ, khi sử dụng các ứng dụng như SetCPU, bạn có thể tăng xung nhịp để smartphone chạy nhanh hơn hoặc giảm xung nhịp để tăng thời lượng pin. Bạn cũng có thể sử dụng các ứng dụng như Greenify để tự động ngừng các ứng dụng bạn không sử dụng, đặc biệt là nếu bạn thường sử dụng các ứng dụng không chịu chuyển về chế độ "ngủ đông" khi không chạy trên màn hình chính.
  • Nếu bạn muốn chặn quảng cáo trên ứng dụng, root máy là cách tốt nhất để thực hiện. Bạn có thể dùng tới các phần mềm như AdFree, AdBlock Plus và Ad Away. Những phân mền này chỉ hoạt động khi thiết bị của bạn đã được root
  • Nếu bạn không root máy, bạn chỉ có thể sao lưu lại một số dữ liệu và một số ứng dụng. Nếu có root máy, bạn sẽ sao lưu lại được cả các ứng dụng hệ thống và dữ liệu của chúng. Bạn cũng có thể tự động hóa cả quá trình này bằng cách sử dụng các phần mềm như Titanium Backup.
  • Chỉnh sửa Android một cách tối đa: cả trên giao diện và cả dưới hệ thống. Bạn dễ dàng thay đổi Font, các icon của thiết bị....và nhiều hơn nữa những gì bạn có thể nghĩ ra cho việc thay đổi giao diện
  • ...


Các phương thức hỗ trợ ROOT

  • Magisk Root: Công cụ này có thể root nhiều thiết bị Android cùng với các bản vá đạt tiêu chuẩn.
  • Framaroot: Mặc dù ít được đề cập đến khi người dùng tìm kiếm các phương pháp root máy, tuy nhiên framaroot lại hỗ trợ bẻ khóa khá nhiều thiết bị Android (bạn có thể tham khảo tại danh sách này)
  • Towelroot: Đây là một công cụ hỗ trợ bẻ khóa Android do lập trình viên của XDA-Developers phát triển, có khả năng tương thích với nhiều thiết bị nhờ được xây dựng từ nhân Linux CVE-2014-3153.
  • CF-Auto-Root: Thêm một công cụ root khác được chứng nhận bởi XDA, có thể sử dụng để bẻ khóa nhiều thiết bị Android và thân thiện với người dùng mới bắt đầu.
  • KingRoot: Ứng dụng này sẽ tìm các lỗ hổng của phiên bản Android chạy trên thiết bị người dùng để tiến hành Root.


Nếu như bạn đã Root máy và đang muốn tìm kiếm cho mình những ứng dụng tuyệt vời để điều khiển thiết bị của mình, thì đây là 50 ứng dụng tốt nhất sau khi Root máy Android.


Dưới đây là danh sách thiết bị có thể ROOT để anh em tham khảo

SAMSUNG

HTC

GOOGLE

MOTOROLA

SONY

OPPO

Bình luận về bài viết

Đang được xem nhiều