Thủ thuật Windows

[Thủ thuật] Nâng cấp Windows 10 từ 32-bit lên 64-bit

Nếu bạn đang sử dụng Windows 10 32-bit và muốn nâng cấp lên 64-bit để sử dụng thêm những tiện ích mà 32-bit không có thì hãy tham khảo cách làm sau nhé!

1. Lợi ích khi sử dụng Windows 10 64-bit

Nhìn sơ qua sẽ không có sự khác biệt giữa phiên bản 32-bit và 64-bit. Tuy nhiên, sẽ có một số lợi ích nhất định. Ví dụ, trong phiên bản 64-bit, bạn có thể chạy các ứng dụng mượt mà hơn; những ứng dụng khác như Google Chrome có thể "gánh" nhiều tab hơn, hay trong Liên minh huyền thoại Combat sẽ bớt giật hơn chẳng hạn... và thậm chí những phần mềm ngốn RAM như AutoCAD, Photoshop hay các chương trình chỉnh video như Sony Vegas Pro.

Nếu máy tính của bạn có RAM 4GB trở lên và hỗ trợ x64, mình khuyên các bạn nên sử dụng phiên bản Windows 64-bit để tận dụng tốt hơn nguồn tài nguyên sẵn có của máy tính.

2. Kiểm tra xem máy bạn có hỗ trợ 64-bit hay không đã nhé!

 

  1. Mở Settings > System > About.
  2. Trong mục System Type, nếu hiển thị 32-bit operating system, x64-based processor, có nghĩa là máy bạn đang chạy bản 32-bit trong bộ xử lý x64 và có khả năng chạy 64-bit. Nếu hiển thị 32-bit operating system, x86-based processor, máy bạn sẽ không thể cài 64-bit.

    [​IMG]

 

3. Nếu máy bạn hỗ trợ thì hãy nâng cấp qua các bước sau nhé!

 

  1. Đẩy tất cả những gì cần thiết qua các phân vùng khác phân vùng đang chứa Windows, nên đổi tên các phân vùng cho khỏi nhầm lẫn mất dữ liệu nhé!
  2. Cắm một USB trắng có dung lượng ít nhất 4GB (vì phải format nên tất nhiên dữ liệu có trong đó sẽ không còn nhé.
  3. Vào trang Tải Windows 10.
  4. Click Download tool now và lưu Media Creation Tool về máy.

    [​IMG]
     
  5. Mở MediaCrationTool.exe .
  6. Chấp nhận điều khoản sử dụng, nhấn Accept.
  7. Chọn Create installation media for another PC.
  8. Chọn Next.

    [​IMG]
     
  9. Bỏ chọn Use the recommended options for this PC.
  10. Chọn đúng language (ngôn ngữ), edition (phiên bản), và architecture là 64-bit (x64).
  11. Click Next.

    [​IMG]
     
  12. Chọn USB flash drive.
  13. Click Next.

    [​IMG]
     
  14. Lựa chọn USB cài Windows
  15. Click Next.

    [​IMG]
     
  16. Chờ đợi đến khi xong.
  17. Restart máy, vào Boot options (tùy từng máy có các phím tắt vào khác nhau) và chọn Boot từ USB.
  18. Trong Windows Setup, click Next.
  19. Click Install now.
  20. Trong bước nhập key, nếu máy bạn đã được active (có bản quyền) thì có thể skip.
  21. Click Next.
  22. Click vào Custom: Install Windows only (advanced).

    [​IMG]
     
  23. Xóa phân vùng chứa Windows và System Reserved: thường là Drive 0 Partition 1Drive 0 Partition 2.

    [​IMG]
     
  24. Click Next và theo các hướng dẫn trong màn hình.
  25. Sau khi cài xong, hãy cài lại các driver cần thiết qua Windows Update, tải về từ trang web hỗ trợ của hãng hoặc dùng các tool tự tìm và cài các driver.

Vậy là xong rồi đấy, tận hưởng thôi!!

 

Nguồn: TechrumWindows Central

Bình luận về bài viết

Đang được xem nhiều

Thủ thuật Android , Android

Mới đây, nhóm phát triển YouTube ReVanced đã phát hành các patcher mới nhất nhằm sửa lỗi từ phiên bản YouTube ReVanced v18.23.35 trước đó. Phiên bản mới này cập nhật theo YouTube 18.38.44, sửa lỗi và cải thiện khả năng chặn quảng cáo video cùng một số thay đổi khác. Dưới đây là tệp file APK của ReVanced 18.38.45, mời các bạn cùng tải về và trải nghiệm thử nhé.